Băng thông là gì? Cách để tối ưu hóa băng thông hiệu quả

29 tháng 5, 2024 bởi
Trang Nguyen

Băng thông là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực mạng và truyền cập, đề cập đến khả năng truyền tải dữ liệu của kết nối mạng. Băng thông ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng Internet nên việc tối ưu băng thông đúng cách sẽ giúp bạn nâng cao tốc độ và hiệu quả kết nối. Hãy cùng theo chân Aloo khám phá chi tiết hơn về băng thông là gì để lựa chọn gói cước dữ liệu phù hợp nhất.

Băng thông là gì?

Băng thông (bandwidth) được hiểu là khả năng truyền tải dữ liệu qua một kết nối mạng trong khoảng thời gian nhất định. Băng thông được đo lường bằng nhiều đơn vị như Kbps (kilobits per second), Mbps (megabits per second), Gbps (gigabits per second),... nhưng phổ biến nhất là Mbps.

Về lý thuyết, chỉ số băng thông càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh, các kết nối mạng càng mượt mà và ngược lại. Liên quan đến băng thông còn có một khái niệm quen thuộc khác là bandwidth limit - giới hạn băng thông. 

Thông thường mức băng thông tối thiểu đủ phục vụ cho các nhu cơ bản như xem tin tức, giải trí là 5Mbps/người. Nếu nhu cầu sử dụng Internet để làm việc hoặc download/upload nhiều file dung lượng lớn thì cần khoảng 10Mbps/người.

Nếu chỉ số băng thông thấp hơn tiêu chuẩn thì lượng dữ liệu truyền đi sẽ ít, gây ra các vấn đề như chậm trễ hoặc gián đoạn quá trình truyền tải tập tin, suy giảm tốc độ load trang web hay hạn chế khi làm việc online, từ xa,...

Băng thông là chỉ số thể hiện tốc độ truyền tải dữ liệu của kết nối mạng trong một thời điểm nhất định

Sau đây là ví dụ về băng thông của 3 nhà mạng lớn tại Nhật Bản (được đo vào ngày 25/5/2024 theo Minsoku) mà bạn có thể tham khảo thêm:

Docomo

AU

Softbank

Giá trị ping trung bình: 19.42ms

Giá trị ping trung bình: 48.67ms

Giá trị ping trung bình: 16.38ms

Tốc độ Download trung bình: 131.79Mbps

Tốc độ Download trung bình: 133.72Mbps

Tốc độ Download trung bình: 93.35Mbps

Tốc độ Upload trung bình: 15.9Mbps

Tốc độ Upload trung bình: 15.9Mbps

Tốc độ Upload trung bình: 17.35Mbps

Nhìn chung cả ba nhà mạng lớn tại Nhật Bản đều có mức băng thông cao hơn so với trung bình. Vì vậy, bạn có thể yên tâm bởi tốc độ truyền tải dữ liệu của ba nhà mạng này. 

Vai trò của băng thông trong cuộc sống

Băng thông ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi sử dụng các dịch vụ trực tuyến như duyệt web, xem video, chơi game trực tuyến hay tải lên/tải xuống dữ liệu,...

Tuy nhiên, không phải gói băng thông càng cao thì càng tốt bởi nó chỉ gây lãng phí tài nguyên mạng và khiến chi phí gói cước Internet của bạn đắt hơn mà thôi.

 Chính vì vậy, hãy cân nhắc về nhu cầu, mục đích sử dụng Internet của mình để chọn gói băng thông tối ưu nhất. 

Các loại băng thông được phân chia như thế nào

Có rất nhiều cách để phân loại băng thông, bạn có thể tham khảo các loại băng thông phổ biến dưới đây:

Dựa vào phạm vi sử dụng

Băng thông trong nước

Băng thông trong nước hay còn gọi là băng thông nội địa thường được các máy chủ tại cùng một quốc gia dùng để trao đổi và tương tác thông tin với nhau.

Do khoảng cách truyền tải ngắn và ít chịu các sự cố quốc tế như cáp ngầm biển nên băng thông nội địa thường có tốc độ cao, độ trễ thấp. Người dùng có nhiều trải nghiệm tốt hơn khi xem phim, lướt web, chơi game,...

Băng thông quốc tế 

Trái ngược với băng thông nội địa, băng thông quốc tế là loại băng thông dùng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị hoặc máy chủ ở các quốc gia khác nhau. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc kết nối Internet toàn cầu, cho phép người dùng truy cập và tương tác với các dịch vụ, website và ứng dụng ở nước ngoài.

Dữ liệu phải truyền qua nhiều nút mạng và khoảng cách địa lý lớn nên tốc độ có thể chậm hơn, ảnh hưởng đến trải nghiệm trực tuyến của người dùng. 

Băng thông quốc giúp kết nối người dùng và các dịch vụ trên toàn cầu, đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của các hoạt động trực tuyến quốc tế

Dựa vào dung lượng sử dụng

Băng thông được cam kết 

Đây là một mức băng thông mà nhà cung cấp dịch vụ mạng cam kết cho khách hàng trong suốt thời gian sử dụng. Băng thông được cam kết đảm bảo cho người dùng luôn có được một tốc độ truyền tải dữ liệu tối thiểu, ngay cả trong tình trạng bị tắc nghẽn mạng. 

Băng thông được chia sẻ

Băng thông được chia sẻ là loại băng thông mà nhiều người dùng hoặc nhiều thiết bị cùng sử dụng trên một đường truyền mạng. Như vậy, tổng băng thông có sẵn sẽ được phân chia cho số lượng người dùng hoặc thiết bị đang sử dụng tại cùng một thời điểm. 

Băng thông riêng

Băng thông riêng là loại băng thông mà một người dùng hoặc một tổ chức, doanh nghiệp được cấp toàn quyền sử dụng và không phải chia sẻ với bất kỳ ai. Điều này đảm bảo rằng tốc độ truyền tải dữ liệu luôn ổn định và không bị ảnh hưởng bởi lượng truy cập của các người dùng khákhác.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chuyển mạng giữ số là gì? Cách chuyển mạng giữ số tại Nhật Bản 

Cách đo lường băng thông

Thông qua kết quả đo lường băng thông, người dùng có thể đánh giá chất lượng và tốc độ truy cập Internet của mình cũng như phát hiện và xử lý các vấn đề gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng. Dưới đây là một số cách kiểm tra băng thông mạng phổ biến và dễ hiểu nhất mà bạn có thể áp dụng:

Thông qua tốc độ tải

Bạn có thể kết nối thiết bị của mình với router thông qua sợi dây cáp. Tiếp theo, chọn máy chủ Việt Nam và download dữ liệu xuống mà không giới hạn băng thông. Hãy chọn một tệp tin từ website đó và tải xuống, kiểm tra thời gian download thực tế với tốc độ mà nhà mạng cam kết. Nếu chúng chênh lệch nhau khá nhiều thì bạn nên cân nhắc thêm về nhà cung cấp dịch vụ mạng này. 

Thông qua các phần mềm hỗ trợ

Speedtest

Speedtest là một trong những công cụ đo lường băng thông hoàn toàn miễn phí bởi Ookla. Người dùng truy cập Speedtest.net, nhấn nút "Go" để bắt đầu đo lường. Kết quả sẽ hiển thị tốc độ tải xuống/tải lên và độ trễ (ping).

Fast.com

Bạn truy cập website Fast.com, hệ thống sẽ tự động kiểm tra và hiển thị tốc độ tải xuống. Nếu muốn xem thêm các thông số khác như tốc độ tải lên hoặc độ trễ hãy nhấn "Show more info". 

Google Speed Test

Người dùng tìm kiếm "Google Speed Test" trên Google và nhấn "Run Speed Test" trong kết quả tìm kiếm để kiểm tra băng thông. 

iPerf

iPerf là một trong những công cụ kiểm tra băng thông mạng thường được các chuyên gia mạng sử dụng. Nó cho phép kiểm tra tốc độ truyền dữ liệu giữa hai thiết bị hoặc máy tính bằng cách tạo ra luồng dữ liệu song song trên mạng. 

iPerf có thể cài đặt cả trên máy chủ và máy khách để đo lường băng thông giữa hai thiết bị trên mạng

Phần mềm đo lường băng thông

Để tra cứu và đo lường băng thông nhanh chóng, đơn giản, người dùng có thể sử dụng các phần mềm đo lường miễn phí hoặc có phí trên Internet như BitMeter OS, GlassWire, NetWorx,... Mỗi phần mềm sẽ có những tính năng đo lường chỉ số khác nhau nhưng vẫn đảm bảo các thông số cần thiết nhất như tốc độ internet, độ trễ, độ ổn định của kết nối mạng. 

Cách tối ưu hóa băng thông hiệu quả

Tối ưu hóa băng thông là một quá trình quan trọng nhằm đảm bảo mạng của bạn hoạt động hiệu quả và nhanh chóng. Dưới đây là một số cách để tối ưu hóa băng thông giúp bạn có những trải nghiệm trực tuyến tốt nhất:

Lựa chọn thiết bị mạng chất lượng cao

Các thiết bị mạng như router, switch, modem đều ảnh hưởng trực tiếp đến độ trễ và tốc độ truy cập internet nên hãy lựa chọn các thiết bị chất lượng hoặc thường xuyên nâng cấp chúng. Bên cạnh đó, việc cập nhật định kỳ firmware và driver cho các thiết bị mạng cũng góp phần tối ưu hóa băng thông. 

Sử dụng các thiết bị mạng chất lượng tốt sẽ góp phần tối ưu hóa hiệu suất băng thông 

Giới hạn sử dụng mạng 

Người dùng nên hạn chế tải xuống, tải lên các file dung lượng lớn, chơi game, xem video, lướt mạng trực tuyến để tránh việc thiếu hụt băng thông và quá tải mạng. Trong trường hợp cần upload các tệp tin dung lượng lớn, hãy sử dụng các phương pháp nén dữ liệu để giảm kích thước dữ liệu. Điều này góp phần giúp tiết kiệm băng thông, thời gian tải lên được rút ngắn.

Sử dụng phần mềm quản lý băng thông 

Các phần mềm quản lý băng thông như NetBalancer, cFosSpeed, GlassWire,... có chức năng kiểm soát và giám sát lưu lượng mạng trên các thiết bị. Các công cụ này sẽ hỗ trợ điều chỉnh tốc độ truy cập của từng ứng dụng, đảm bảo các hoạt động trực tuyến diễn ra mượt mà, ít gián đoạn. 

Kiểm tra và loại bỏ các phần mềm hoặc thiết bị không cần thiết

Đảm bảo rằng không có thiết bị hoặc phần mềm nào sử dụng băng thông một cách không cần thiết, chẳng hạn như xóa các ứng dụng chạy ngầm trên điện thoại, máy tính. Đây là một trong những cách cải thiện hiệu suất băng thông hiệu quả, đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm ngay tại nhà. 

Bảo trì và nâng cấp mạng định kỳ 

Khi bảo trì mạng thường xuyên, nhà mạng có thể giúp bạn xác định và khắc phục các vấn đề như lỗi phần cứng, cáp mạng kém chất lượng hoặc thiết bị đã cũ, lỗi thời. Từ đó giúp tối ưu hóa hiệu suất mạng và giảm thiểu sự cố gián đoạn của băng thông. 

Sử dụng các công cụ tối ưu hóa băng thông trực tuyến

Các dịch vụ tối ưu băng thông như VPN, CDN hay cloud service đều kiểm tra tốc độ mạng thường xuyên và giúp người dùng tối ưu hóa băng thông, giảm độ trễ trong quá trình truy cập mạng. 

Kết luận 

Trong bài viết này, Aloo hy vọng các bạn đã hiểu hơn về "băng thông là gì" và tầm quan trọng của nó trong lĩnh vực mạng thông tin. Quản lý và tối ưu hóa băng thông là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo mạng hoạt động hiệu quả và nhanh chóng. Mong rằng bạn đã áp dụng thành công các biện pháp tối ưu hóa băng thông được chia sẻ trong bài viết này để tạo ra một môi trường kết nối mạng tốt nhất cho mình.


trong Tin tức