Top các nhà mạng ở Nhật chất lượng nhất cho người Việt

22 tháng 5, 2024 bởi
Trang Nguyen

Các nhà mạng ở Nhật rất phong phú, cung cấp đa dạng gói cước và dịch vụ viễn thông khác nhau, đáp ứng với mọi nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, đối với những bạn mới sang Nhật thường chưa có nhiều hiểu biết về các nhà mạng, dẫn tới việc khó khăn khi lựa chọn một nhà mạng phù hợp. Đừng lo lắng vì Aloo sẽ giúp bạn khám phá tất tần tật về ưu, nhược điểm của các nhà mạng ở xứ sở hoa anh đào ngay trong bài viết này.

Tiêu chí lựa chọn nhà mạng tại Nhật

Để lựa chọn nhà mạng uy tín, chất lượng trong vô số các nhà mạng ở Nhật thì khách hàng có thể cân nhắc các yếu tố sau: 

Thương hiệu

Việc lựa chọn nhà mạng có thương hiệu, uy tín trên thị trường không chỉ giúp bạn đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn được xử lý, hỗ trợ kịp thời khi có sự cố, vấn đề xảy ra. 

Đặc biệt, Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền công nghiệp viễn thông dẫn đầu thế giới, với nhiều nhà mạng lớn và uy tín như Docomo, AU, Softbank, GTN Mobile, Rakuten Mobile,... 

Các nhà mạng ở Nhật sẽ có những ưu điểm khác nhau về độ phủ sóng, đường truyền, giá cả, gói mạng,.... Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ về các nhà mạng trong bài viết này để lựa chọn được nhà mạng phù hợp nhất với nhu cầu của bạn nhé.

Giá cả

Mỗi nhà mạng sẽ cung cấp các gói cước và dịch vụ khác nhau để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng.

Ngoài gói cước cơ bản, nhiều nhà mạng còn cung cấp thêm các gói đặc biệt như gói doanh nghiệp, gói cước gia đình, gói tiết kiệm,... để đáp ứng mọi mục đích sử dụng của khách hàng. Bạn có thể xem xét nhu cầu viễn thông của mình để đưa ra lựa chọn gói cước tối ưu nhất. 

Chất lượng đường truyền

Một trong những yếu tố đánh giá chất lượng các nhà mạng tại ở Nhật là hệ thống đường truyền của nhà mạng đó.

Tại đất nước mặt trời mọc có rất nhiều nhà mạng khác nhau nhưng mỗi nhà mạng sở hữu hệ thống trạm phát khác nhau cả về số lượng lẫn tính chất. Do đó, độ phủ và tốc độ truyền tin sẽ có sự khác biệt khá rõ rệt.

 Bạn cần tìm hiểu kỹ về chất lượng đường truyền khi lựa chọn nhà mạng để không bị gián đoạn liên lạc khi có vấn đề từ môi trường, thời tiết hay yếu tố phát sinh. 

Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà người dùng lựa chọn nhà mạng dựa trên yếu tố chất lượng, cước phí

Chương trình khuyến mãi

Các nhà mạng ở Nhật thường xuyên tung ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Nếu biết cách chọn thời điểm đăng ký các chương trình này sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí khi nghe, gọi và sử dụng dữ liệu tại Nhật Bản. 

Các nhà mạng ở Nhật lớn nhất hiện nay

Nhắc đến các nhà mạng ở Nhật lớn nhất không thể bỏ qua 3 cái tên là Docomo, Au và Softbank. Nhìn chung về mức giá thì cả 3 thương hiệu trên đều không có quá nhiều sự chênh lệch.

Softbank và AU có bảng giá dịch vụ khá giống nhau trong khi đó Docomo có chi phí tốt hơn một chút. Về tốc độ đường truyền, cả ba nhà mạng đều sở hữu tốc độ đường truyền tốt nhờ sở hữu nhiều trạm phát phân bổ trên toàn quốc.

Bạn có thể tham khảo bảng đánh giá Top 3 nhà mạng qua một số tiêu chí chi tiết dưới đây: 


Docomo 

Softbank

AU

Cước gọi di động 

22 yên/30 giây

22 yên/30 giây

22 yên/30 giây

Cước gọi quốc tế

Thay đổi tùy theo khu vực và thời gian gọi:

- Việt Nam: 63 - 68 yên/30 giây 

Thay đổi tùy theo khu vực và thời gian gọi:

  • Việt Nam: 99 yên/30 giây 

Thay đổi tùy theo khu vực và thời gian gọi:
- Việt Nam: 99 yên/30 giây 

Cước phí tin nhắn (Các nhà mạng đều được miễn phí nhận, chỉ tính phí gửi)

SMS Nhật Bản

(đã bao gồm thuế)

Từ 3 yên mỗi tin nhắn

Từ 3,3 yên mỗi tin nhắn

Từ 3,3 yên cho một tin nhắn


SMS Quốc Tế

Từ 50 yên mỗi tin nhắn

Từ 100 yên/ tin nhắn

Từ 100 yên/tin nhắn

Về tốc độ đường truyền 

Giá trị ping trung bình (Biểu thị tốc độ phản hồi và tốc độ tải lên của nhà mạng) 

50,17ms

37,53ms

50,07ms

Cụ thể, cùng tìm hiểu về đặc điểm chi tiết của các nhà mạng nhé:

Docomo

Docomo được thành lập từ vào năm 1991, trải qua hơn 30 năm thành lập và phát triển, thương hiệu đã khẳng định vị thế của mình trong các dịch vụ di động như email, internet, truyền hình di động, thanh toán trực tuyến,...

Từ năm 2020, Docomo đã nghiên cứu và cho ra mắt thành công dịch vụ 5G tại Nhật Bản và vẫn tiếp tục phát triển thêm nhiều công nghệ mới. 

Docomo sở hữu số lượng trạm phát lớn nhất trong số các nhà mạng tại Nhật nên phạm vi phủ sóng của Docomo cực kỳ rộng và nhanh chóng, kể cả khu vực ngoại thành và miền núi.

Trong khi các nhà mạng khác tương đối yếu ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, xét về giá cả thì các dịch vụ của Docomo có xu hướng cao hơn so với các nhà mạng còn lại. 

Docomo là một trong ba nhà mạng viễn thông chiếm thị phần lớn nhất tại Nhật Bản

AU 

AU có lịch sử thành lập ngắn hơn so với Docomo nhưng tốc độ phát triển và mở rộng thị phần không hề kém cạnh. Tốc độ phủ sóng và chất lượng dịch vụ của AU thuộc top đầu tại Nhật nên sở hữu số lượng người dùng cao.

Một ưu thế nổi bật khác của AU là cung cấp nhiều gói cước ưu đãi dành cho doanh nghiệp. Hiện tại, AU cũng đã triển khai dịch vụ 5G và nhiều tiện ích trí tuệ nhân tạo khác với kỳ vọng sẽ mang đến nhiều giải pháp thông minh cho người dùng. 

Softbank

Softbank ra đời vào năm 1981 với trụ sở chính đặt tại Tokyo, chuyên cung cấp các dịch vụ di động, máy tính, đồng hồ thông minh, thiết bị IoT và nhiều thiết bị công nghệ khác. Tính đến tháng 2/2023, Softbank có 92 triệu người dùng phương tiện trực tuyến, thanh toán qua điện thoại thông minh và ứng dụng liên lạc.

Trong số 3 nhà mạng lớn của Nhật Bản, Softbank được đánh giá cao nhất về tốc độ liên lạc nhanh và có tỷ lệ phủ sóng 5G cao nhất. Ngoài ra, Softbank đang dần chiếm được lòng tin của khách hàng nhờ các chương trình ưu đãi hấp dẫn như chiết khấu gia đình, sinh viên và hệ thống tỷ lệ cuộc gọi. 

Softbank có phạm vi phủ sóng khá tốt ở các thành phố lớn và địa điểm đông dân cư nhưng còn hạn chế ở các khu vực xa.

Xét về tốc độ đường truyền, Softbank vẫn là nhà mạng lý tưởng cho các tác vụ hàng ngày như duyệt web, mạng xã hội nhưng khá chậm khi truy cập nội dung có độ phân giải cao. 

Các nhà mạng ở Nhật giá rẻ

Dưới đây là bảng so sánh cước tin nhắn và cuộc gọi (đã bao gồm thuế) của một số nhà mạng phổ biến:

Nhà mạng

Cuộc gọi nội địa

Cuộc gọi quốc tế (Tới Việt Nam)

SMS nội địa

SMS quốc tế

GTN MOBILE

22 Yên/30 giây


3.3〜33 yên/tin nhắn

từ 100~1,000 yên (không tính thuế)/tin nhắn

Rakuten Mobile

22 Yên/30 giây

Miễn phí với khi sử dụng Rakuten Link


68 yên/30 giây

Miễn phí với khi sử dụng Rakuten Link

Từ 3.3 - 33 yên/lần

Miễn phí với khi sử dụng Rakuten Link



Từ 100 yên/tin nhắn

Miễn phí với khi sử dụng Rakuten Link


HIS Mobile

9 Yên /30 giây 

Sử dụng đường truyền của Docomo hoặc Softbank

Từ 3 〜 33 yên/tin nhắn

từ 50~500 yên (không tính thuế)/tin nhắn

Y!mobile

22 Yên /30 giây 


99 yên/30 giây

3.3〜33 yên/tin nhắn


từ 100~1,000 yên (không tính thuế)/tin nhắn


UQ Mobile

22 Yên /30 giây 


99 yên/30 giây


Từ 3.3 yên/tin nhắn

từ 100~1,000 yên (không tính thuế)/tin nhắn

LINEMO

22 Yên /30 giây 


99 yên/30 giây


3.3〜33 yên/tin nhắn


từ 100~1,000 yên (không tính thuế)/tin nhắn

Povo

22 Yên /30 giây 


65 yên/30 giây

Từ 3.3 yên/tin nhắn

từ 100 yên /tin nhắn

IIJmio

11 yên/30 giây


10 yên/30 giây

3.3〜33 yên/tin nhắn


từ 100 yên /tin nhắn

GTN MOBILE

GTN MOBILE là nhà mạng viễn thông ưa thích của nhiều người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản bởi chức năng hỗ trợ đa ngôn ngữ, thủ tục đăng ký dễ dàng chỉ bằng thẻ cư trú hoặc thẻ sinh viên.

Hiện nay, GTN MOBILE đang đẩy mạnh gói "GTN MOBILE Eazy SIM" với gói dung lượng đa dạng từ 3GB - 50 GB, đáp ứng mọi nhu cầu cho người dùng. Ngoài ra, các gói cước của GTN MOBILE cũng không ràng buộc về thời hạn hợp đồng nên phù hợp với du học sinh, người lưu trú ngắn hạn,...

GTN Mobile có nhiều gói cước đa dạng dung lượng phù hợp cho nhu cầu của khách hàng

Rakuten Mobile

Rakuten Mobile ra mắt vào năm 2018 và nhanh chóng trở thành một trong các nhà mạng ở Nhật giá rẻ được yêu thích nhất. 

Một trong những ưu điểm mạnh nhất của Rakuten Mobile đó là việc nghe gọi miễn phí thông qua ứng dụng Rakuten Link. 

HIS Mobile

HIS Mobile chuyên cung cấp các SIM Card giá rẻ sử dụng được cho cả nội địa lẫn quốc tế. HIS Mobile sử dụng đường truyền của Docomo và Softbank. 

Nhà mạng này cũng có nhiều gói nghe gọi hấp dẫn với mức phí chỉ từ 290 Yên/tháng, gói dữ liệu cố định từ 440 yên/tháng, phù hợp với từng nhu cầu nghe gọi và sử dụng dữ liệu của khách hàng. 

Y!mobile

Y!mobile là một trong những thương hiệu con của Softbank, cung cấp các dịch vụ sử dụng đường truyền của một trong ba nhà mạng lớn nhất Nhật Bản. Nhờ đó mà dù có cước phí khá rẻ nhưng Y!mobile vẫn đảm bảo đường truyền mạnh cho người dùng.

Một bí quyết khác để tối ưu chi phí là hãy đăng ký Y!mobile cùng với SoftBank Hikari hoặc SoftBank Air để được giảm giá cước nhiều hơn. Tuy nhiên thì Y!mobile không có các gói dịch vụ không giới hạn dữ liệu, vì vậy nếu bạn có nhu cầu nghe gọi và sử dụng dữ liệu lớn thì mức phí sẽ tương đối cao.

UQ mobile

UQ có tốc độ đường truyền khá ổn định so với các nhà mạng ở Nhật phân khúc giá rẻ khác. Người dùng có thể bật "chế độ tiết kiệm" trên thiết bị để giảm mức tiêu hao dữ liệu SNS,...

UQ Mobile cung cấp các dịch vụ viễn thông giá rẻ cho khách hàng 

LINEMO

Thực tế, LINEMO là một thương hiệu đến từ Softbank. Ưu điểm của LINEMO là có thể làm thủ tục đăng ký nhà mạng trực tuyến cũng như có bảng giá, gói cước công khai, dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu.

Đặc biệt, nhà mạng LINEMO cung cấp dữ liệu truy cập ứng dụng LINE hoàn toàn miễn phí nên rất thích hợp cho các bạn thường xuyên sử dụng LINE.

Povo 

Povo là một gói đăng ký trực tuyến của nhà mạng hàng đầu Nhật Bản - AU với cước phí rẻ, người dùng có thể lựa chọn gói cước phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Povo có mức phí hàng tháng là 2728 yên, dung lượng dữ liệu là 20GB.

Ngoài ra, nhà mạng này cũng cung cấp nhiều gói dữ liệu và nghe gọi không giới hạn như: Cuộc gọi không giới hạn trong 5 phút mỗi lần với 550 yên/tháng, Sử dụng dữ liệu không giới hạn 24 giờ với 330 yên,...

>>> Có thể bạn quan tâm: Tips mua sim điện thoại ở Nhật: Nên lựa chọn nhà mạng như thế nào?

Hướng dẫn đăng ký sim điện thoại tại Nhật Bản

Để tiết kiệm chi phí, nhiều người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản đã lựa chọn đăng ký sim giá rẻ và gắn vào chiếc điện thoại sẵn có của mình. Nếu bạn chưa hiểu rõ cách đăng ký sim điện thoại tại Nhật thì hãy đọc ngay hướng dẫn chi tiết dưới đây của Aloo sim nhé:

Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký sim điện thoại tại các nhà mạng lớn, nhỏ của Nhật 

Điều kiện đăng ký 

Người nước ngoài khi muốn đăng ký sim và điện thoại ở Nhật cần đủ 20 tuổi trở lên , trong trường hợp bạn chưa đủ tuổi thì cần có người bảo lãnh.

Trên thực tế, mỗi nhà mạng sẽ có những điều kiện đăng ký khác nhau nên bạn cần tìm hiểu thêm điều kiện đăng ký hoặc liên hệ nhờ họ tư vấn chi tiết hơn. 

Về thủ tục, hồ sơ cần thiết để đăng ký sim tại Nhật, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Thẻ ngoại kiều hoặc hộ chiếu 
  • Thẻ tín dụng/thẻ ATM/thẻ ngân hàng  (Visa, JCB,...) 
  • Thẻ học sinh, sinh viên (nếu có)
  • Con dấu cá nhân (con dấu Inkan vì Nhật Bản chuyên sử dụng con dấu thay cho chữ ký)
  • Một số giấy tờ cần thiết khác như: Giấy chứng minh địa chỉ cư trú như hợp đồng thuê nhà, hóa đơn dịch vụ, tiện ích,...

Sau khi hoàn tất các giấy tờ, hồ sơ cần thiết, bạn có thể đến cửa hàng giao dịch trực tiếp của nhà mạng hoặc đăng ký trực tuyến nếu nhà mạng có hỗ trợ. Nhà mạng sẽ mất khoảng vài ngày để phê duyệt hồ sơ đăng ký sim, sau đó bạn sẽ nhận được sim và tiến hành kích hoạt theo sự chỉ dẫn của nhà mạng.  

Chọn nhà mạng 

Để đăng ký sim tại 3 nhà mạng lớn như Docomo, Au hay Softbank, người dùng có thể đến các cửa hàng điện thoại của hãng hoặc quầy tư vấn ở các trung tâm thương mại lớn như Bic Camera, Yodobashi,… Ngoài các dịch vụ viễn thông chất lượng cao, đường truyền ổn định, tốc độ truy cập Internet nhanh chóng, các nhà mạng này cũng có nhiều ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho người đăng ký sim lần đầu. 

Tuy nhiên, chi phí đăng ký sim tại các nhà mạng lớn thường rất cao nên nhiều người chọn các thương hiệu giá rẻ nhưng vẫn có chất lượng nhất định như Rakuten Mobile, Y! Mobile, Povo,... Bạn có thể tham khảo cách đăng ký tại cửa hàng điện máy hoặc Trang web mua điện thoại ở Nhật bằng từ khóa 格安スマホ・SIM.

Cước phí hàng tháng 

Khi đăng ký một gói cước sim bình thường tại Nhật Bản (chưa bao gồm máy) thì khách hàng thường chi trả các khoản sau:

  • Cước phí duy trì sim mỗi tháng
  • Tiền mạng (tùy theo gói cước dung lượng mà khách hàng chọn)
  • Cước phí nhắn tin, gọi điện 
  • Cước dịch vụ 

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách đăng ký sim nghe gọi ở Nhật đơn giản và nhanh chóng

Kết luận 

Mong rằng bài viết trên đây của Aloo sim đã phần nào giúp bạn biết thêm các nhà mạng ở Nhật và đăng ký sim điện thoại thành công. Đừng quên theo dõi và đón đọc thêm nhiều bài viết khác tại Aloo sim giúp cuộc sống của bạn ở Nhật dễ dàng, tiện lợi hơn nhé!


trong Tin tức