Việc gửi đồ về cho gia đình, người thân tại Việt Nam là nhu cầu rất phổ biến với những ai đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. Hiện nay, có rất nhiều phương thức chuyển đồ khác nhau phù hợp cho từng loại hàng hóa cũng như quy trình vận chuyển khá đơn giản. Nếu bạn cũng đang có những câu hỏi này thì hãy đọc hết bài viết chia sẻ cách gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam của Aloo nhé.
Các cách gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam
Có rất nhiều phương thức vận chuyển đồ từ Nhật Bản và Việt Nam với những ưu nhược điểm riêng biệt, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mỗi người. Cùng Aloo tham khảo cách thức chi tiết sau đây:
Gửi bưu điện
Gửi qua bưu điện EMS là một trong những cách gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam thông dụng nhất. EMS, viết tắt của cụm từ Express Mail Service, là dịch vụ thư quốc tế nhanh nhất cho phép bạn gửi tài liệu và gói hàng có trọng lượng lên đến 30kg một cách an toàn, dễ dàng và thuận tiện tới hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới.
- Ưu điểm: Nhiều người thích gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam bằng đường bưu điện bởi giá thành hợp lý, gọn lẹ và có mặt ở tất cả mọi nơi.
- Nhược điểm: Gửi hàng quốc tế qua đường bưu điện có nguy cơ thất lạc cao tại khâu kiểm tra hải quan của hai nước.
Vì những đặc điểm này, mọi người thường lựa chọn hình thức vận chuyển qua bưu điện đối với các mặt hàng thông thường, giá trị thấp để đề phòng rủi ro thất thoát. Ngoài ra, nếu số lượng hàng hóa bạn vận chuyển giữa 2 nước quá lớn thì tỷ lệ hàng kẹt lại cửa khẩu hải quan là khá cao.
Lưu ý, một số mặt hàng không thể gửi qua đường bưu điện quốc tế bao gồm:
- Các loại bình xịt
- Đồ uống có cồn
- Nước hoa
- Kem chống nắng
- Pháo hoa
- Các sản phẩm hair tonic tạo kiểu tóc
- Sơn móng tay
- Thuốc lá điện tử
- Pin/ sạc dự phòng
Gửi đồ từ Nhật về Việt Nam qua bưu điện dễ dàng bởi các tỉnh thành của 2 nước đều có cung cấp hình thức vận chuyển này
Gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế
Để đáp ứng nhu cầu gửi hàng hóa từ Nhật về Việt Nam ngày càng tăng cao, các công ty chuyển phát nhanh mở rộng nhiều dịch vụ vận chuyển giá tốt, nhanh chóng. Một số thương hiệu chuyển phát quốc tế có chi nhánh cả tại Nhật Bản lẫn Việt Nam như Yamato, Sagawa, DHL Express, FedEx, UPS,...
- Ưu điểm: Quy trình, thủ tục gửi hàng đơn giản, tiết kiệm nhiều thời gian, giảm thiểu rủi ro mất hàng nhưng giá cả vẫn rất hợp lý và chất lượng dịch vụ tốt.
- Nhược điểm: Tình trạng kẹt hàng hóa tại cửa khẩu vẫn có xảy ra với những kiện hàng lớn hoặc có dấu hiệu đáng nghi.
Chuyển phát nhanh thường chỉ mất từ 2 đến 5 ngày để giao hàng từ Nhật Bản đến Việt Nam, giúp đáp ứng nhu cầu vận chuyển gấp. Các công ty vận chuyển lớn đều có nghiệp vụ cao, uy tín, đảm bảo hàng hóa được gửi từ Nhật về Việt Nam an toàn và đúng thời gian. Đặc biệt, bạn có thể theo dõi tình trạng đơn hàng 24/7 trên website của hãng thông qua mã vận đơn. Dưới đây là thời gian và cước phí ước tính của một số công ty vận chuyển nhanh phổ biến:
Đơn vị vận chuyển | Thời gian | Cước phí |
USP |
|
|
DHL | Từ 2-3 ngày làm việc, tùy vào gói dịch vụ bạn chọn. | Áp dụng cho hàng hóa dưới 15kg.
|
Japan Post | Khoảng 3 ngày làm việc |
|
Gửi đường hàng không
Nhiều bạn lựa chọn cách gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam qua đường hàng không để tối ưu thời gian, chỉ mất khoảng từ 2-4 ngày tùy vào từng hãng hàng không. Dưới đây là quy định cụ thể về kích thước và trọng lượng hàng hóa khi gửi từ Nhật Bản về Việt Nam bằng đường hàng không của một số đơn vị vận chuyển:
Đơn vị vận chuyển | Trọng lượng | Kích thước |
Japan Post | Tối đa 30kg cho mỗi kiện hàng | Tối đa tổng kích thước 3m (dài + (rộng + cao) x2) không vượt quá 3m. |
ANA Cargo (All Nippon Airways) | Tối đa 80kg cho mỗi kiện hàng. | Chiều dài từ 212 - 876 cm (tùy vào loại máy bay) |
USP | Tối đa 70kg cho mỗi kiện hàng. | Chiều dài tối đa 274 cm Tổng chiều dài và chu vi của một gói hàng tối đa 4m. |
Tuy nhiên, phí vận chuyển đường hàng không thường đắt đỏ khá nhiều hơn so với gửi bưu điện hoặc đường biển. Bên cạnh đó, quy định vận chuyển hàng không cũng rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Vì vậy, hầu hết mọi người chỉ lựa chọn gửi qua đường hàng không cho những hàng hóa giá trị cao, cần giao gấp.
Dù chi phí gửi đồ bằng đường hàng không khá cao nhưng rút ngắn thời gian vận chuyển đáng kể
Gửi đường biển
Nếu bạn đang kinh doanh thực phẩm, quần áo,... cần gửi hàng hóa số lượng lớn từ Nhật về Việt Nam thì đây cũng là hình thức vận chuyển rất tối ưu.
- Ưu điểm:
Gửi hàng bằng đường biển thường do cá nhân hoặc tổ chức cụ thể trực tiếp thực hiện, nhận hàng, vận chuyển về Việt Nam. Vì vậy, khi có bất kỳ rủi ro hay sai sót nào cũng sẽ có người chịu trách nhiệm cho bạn. Bên cạnh đó, các công ty xuất nhập khẩu quy mô lớn đều am hiểu quy trình, thủ tục thông quan, vận chuyển quốc tế nên càng hạn chế tình trạng thất lạc hàng hóa hoặc giam giữ tại cửa khẩu hải quan.
- Nhược điểm:
Gửi hàng hóa từ Nhật về Việt Nam bằng đường biển sẽ tốn nhiều thời gian hơn, có nguy cơ đối mặt với cướp biển hoặc thời tiết xấu. Ngoài ra, các đơn vị vận chuyển cũng chỉ nhận các đơn hàng số lượng lớn và không nhận ký gửi các bưu phẩm nhỏ. Phương thức gửi hàng này cũng chỉ có ở các thành phố có bến cảng như Tokyo, Yokohama, Osaka,... nên không phổ biến cho tất cả mọi khách hàng. Khi hàng hóa cập cảng Việt Nam thì người nhận phải đến tận kho bãi để nhận hàng.
Gửi hàng từ Nhật về Việt Nam bằng đường biển thường tốn nhiều thời gian và không phải tỉnh thành nào của Nhật Bản cũng cung cấp dịch vụ này
Quy trình gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam
Gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam qua các công ty vận chuyển quốc tế như Japan Post, Yamato Transport, Sagawa Express,... thường tuân theo một quy trình chuẩn để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và đúng quy định. Dưới đây là các bước chính trong quy trình này:
Bước 1: Chuẩn bị hàng hóa
Trước hết, bạn cần kiểm tra danh mục hàng có đủ điều kiện gửi từ Nhật về Việt Nam không. Bạn có thể liên hệ các đơn vị vận chuyển hàng hóa để được tư vấn, kiểm tra, đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện vận chuyển từ Nhật về Việt Nam.
Bước 2: Lựa chọn dịch vụ vận chuyển
Bạn có thể lựa chọn hình thức và đơn vị vận chuyển đa dạng phù hợp với yêu cầu về thời gian giao hàng, chi phí và dịch vụ khách hàng. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để nhận báo giá và chọn gói dịch vụ phù hợp. Hàng hóa cần được đóng gói cẩn thận để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển bằng cách xếp gọn gàng với các thùng carton, thùng gỗ,... chắc chắn.
Đối với cách gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam bằng đường biển cần lưu ý đến độ ẩm trong quá trình vận chuyển. Bạn nên việc sử dụng vật liệu chống ẩm để bảo quản hàng hóa tránh sự hư hại và ẩm ướt.
Bước 3: Gửi hàng
Khách hàng cần điền đầy đủ thông tin vào hóa đơn thương mại và các chứng từ cần thiết khác như phiếu gửi hàng, tờ khai hải quan,... để quá trình thông quan diễn ra suôn sẻ. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ đến tận nơi để lấy hàng hoặc bạn mang hàng đến điểm gửi hàng của họ. Lưu ý lấy biên lai và mã theo dõi để kiểm tra tình trạng vận chuyển hàng hóa.
Bước 4: Theo dõi và quản lý
Sử dụng mã theo dõi để kiểm tra trạng thái vận chuyển của hàng hóa qua hệ thống theo dõi trực tuyến của nhà cung cấp dịch vụ. Nếu phát sinh các vấn đề như hư hỏng, mất mát, hoặc chậm trễ cần liên hệ ngay với nhà cung cấp để được xử lý kịp thời.
Bước 5: Nhận hàng tại Việt Nam
Hàng hóa sẽ được thông quan tại hải quan Việt Nam, một số trường hợp có thể cần nộp thêm các loại thuế và phí hải quan. Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, hàng hóa sẽ được giao đến địa chỉ của người nhận tại Việt Nam.
Các đơn vị vận chuyển hàng hóa từ Nhật về Việt Nam có thể giao hàng tận nhà cho người nhận
Lưu ý khi gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam
Khi gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam, bạn cần lưu ý một số điều để đảm bảo quá trình gửi hàng diễn ra thuận lợi và an toàn hơn:
Chuẩn bị giấy tờ cần thiết
Để quá trình thông quan diễn ra thuận lợi, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan như hóa đơn mua hàng, giấy chứng nhận xuất xứ nếu cần thiết và các tài liệu hải quan khác. Việc kê khai chi tiết thông tin từng món hàng cũng giúp ích cho việc rà soát, đền bù trong những trường hợp thất thoát hàng hóa.
Chọn dịch vụ gửi hàng đáng tin cậy
Chọn một dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam có uy tín và đảm bảo như các thương hiệu nổi tiếng như DHL, FedEx, UPS,… hoặc các công ty vận chuyển hàng hóa địa phương. Bên cạnh đó, tùy thuộc cách gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam mong muốn mà bạn sẽ chọn đơn vị chuyển phát tương ứng bởi không phải công ty nào cũng cung cấp đầy đủ các hình thức gửi hàng.
Các hình thức gửi hàng và đơn vị vận chuyển đa dạng giúp bạn lựa chọn phương án tối ưu nhất
Kiểm tra quy định hải quan
Kiểm tra các quy định hải quan của cả hai quốc gia để đảm bảo bạn tuân thủ đúng quy trình và không gặp vấn đề pháp lý khi nhập hàng vào Việt Nam. Theo đó, tránh gửi hàng cấm và hạn chế từ Nhật vào Việt Nam theo quy định của pháp luật như hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa dễ cháy nổ,… hoặc hàng hóa cấm nhập khẩu.
Đảm bảo chất lượng đóng gói
Đối với các mặt hàng dễ vỡ có thể bảo quản trong nhiều lớp vật liệu chống sốc, sử dụng thùng carton, thùng gỗ chắc chắn để hạn chế tình trạng va đập. Nếu hàng hóa gửi đi cồng kềnh hãy cố gắng tháo rời các bộ phận riêng lẻ và sắp xếp gọn gàng để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển
Dự tính cước phí và thời gian vận chuyển
Tính toán và chuẩn bị trước cho các chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu có thể phát sinh khi nhập hàng vào Việt Nam để không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế. Ngoài ra, cần dự phòng thời gian đặt hàng và gửi hàng cho những trường hợp vận chuyển trễ hơn dự kiến.
Mua bảo hiểm hàng hóa
Bạn có thể xem xét mua bảo hiểm cho hàng hóa để bảo vệ giá trị hàng hóa trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng.
Kết luận
Việc gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam đã dần trở thành nhu cầu phổ biến của mọi người sinh sống và làm việc tại xứ xở phù tang. Bằng cách sử dụng các dịch vụ vận chuyển uy tín và hiểu rõ các quy định hải quan, bạn có thể gửi hàng từ Nhật về Việt Nam dễ dàng và an toàn. Hơn nữa, việc chuẩn bị kỹ lưỡng về giấy tờ, đóng gói hàng hóa cẩn thận và tính toán chi phí phát sinh sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết của Aloo đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam và có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả trong thực tế.